ĐÁ XÂY DỰNG

Theo quyết định số 1469/QD-TTG được ban hành bởi Thủ tướng Chính phủ về quy hoạch tổng thể phát triển ngành vật liệu xây dựng đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, tổng nhu cầu đá xây dựng cả nước trong năm 2016 ước tính đạt 135 triệu m3 và có thể tăng lên 181 triệu m3 vào năm 2020. Trong đó, nhu cầu tiêu thụ đá xây dựng của các tỉnh Đông Nam Bộ (thị trường tiêu thụ chính của các công ty như KSB, C32, NNC và DHA) trong năm 2016 ước tính đạt 35 triệu m3, và dự báo có thể sẽ cần khoảng 45 triệu m3 vào năm 2020.

Bên cạnh đó, theo Đề án Tái cơ cấu Ngành giao thông vận tải (GTVT), trong đó, đề án yêu cầu lĩnh vực đường bộ đến năm 2020 tập trung đầu tư xây dựng và hoàn thành 2.000 km đường cao tốc. Theo tính toán của Bộ GTVT, tổng nhu cầu vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông Việt Nam giai đoạn 2016-2020 ước tính khoảng 1.015.000 tỷ đồng (khoảng 48 tỷ USD, là nhu cầu vốn đầu tư cho các công trình giao thông do Bộ GTVT, các Tổng công ty nhà nước quản lý và các công trình chủ yếu tại Hà Nội, TP.HCM). Trong đó, đường bộ có nhu cầu khoảng 651.000 tỷ đồng.

Ngoài ra, theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh quy hoạch phát triển giao thông 2020, định hướng 2030, tổng giá trị đầu tư dự kiến cho đường bộ cao tốc là 392.379 tỷ đồng (tương đương hơn 49.000 tỷ đồng mỗi năm). Với những yếu tố đó, doanh nghiệp trong ngành đá xây dựng vẫn được đánh giá cao với nhiều tiềm năng phát triển.

Triển vọng cho ngành đá xây dựng

  • Tăng trưởng nhu cầu đá xây dựng. Theo quyết định được ban hành bởi Thủ tướng Chính phủ về quy hoạch tổng thể phát triển ngành vật liệu xây dựng đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, tổng nhu cầu đá xây dựng cả nước trong năm 2016 ước tính đạt 135 triệu m3 và có thể tăng lên 181 triệu m3 vào năm 2020. Trong đó, nhu cầu tiêu thụ đá xây dựng của các tỉnh Đông Nam Bộ (thị trường tiêu thụ chính của các công ty như KSB, C32, NNC và DHA) trong năm 2016 ước tính đạt 35 triệu m3, và dự báo có thể sẽ cần khoảng 45 triệu m3 vào năm 2020.
  • Công ty có mỏ đá với thời hạn khai thác lâu dài/trữ lượng lớn chiếm ưu thế. Khu vực phía Nam chủ yếu là đồng bằng, các mỏ đá sau nhiều năm khai thác đã cạn kiệt nhưng khó có khả năng bù đắp cung từ khu vực Miền Bắc vào do chi phí vận chuyển cao, dẫn đến cầu vượt cung nên giá bán tăng cao đã giúp cho các doanh nghiệp khai thác đá có kết quả kinh doanh khả quan.
  • Xu hướng sáp nhập giữa các công ty trong ngành. Do tình hình các mỏ đá với sản lượng khai thác cao đang dần hết hạn sử dụng, và chính phủ hiện nay đang thắt chặt việc cấp giấy phép khai thác mỏ đá mới từ nay cho đến năm 2020. VCBS nhận định xu hướng trong tương lai gần của các công ty trong ngành sẽ là các công ty có nguồn lực/kinh nghiệm sẽ sáp nhập/ tăng tỷ lệ sở hữu đối với các công ty có mỏ đá với thời hạn khai thác lâu dài/trữ lượng lớn nhằm cùng nhau hợp tác khai thác.